Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

GDP hay GNP?



Những năm gần đây, trong các bản báo cáo kinh tế không còn nhắc tới chỉ số GNP một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đo lường sức khỏe của một nền kinh tế. Về mặt học thuật thì GNP và GDP được hiểu như thế này...

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đư
ợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

Về mặt lý thuyết là như vậy, còn về thực tế thì chỉ số GDP chỉ phản ánh consố thống kê thông thường về mặt định lượng những gì được tạo ra trong một đất nước về mặt giá trị nhưng nó không thể nói cho bạn biết được là những giá trị đó, tài sản đó, lợi nhuận đó đã đang và sẽ chảy vào túi ai, những giá trị đó liệu có quay lại phục vụ lợi ích của người dân đất nước đó không. Do vậy người ta mới phải tạo ra chỉ số GNP để khắc phục những yếu điểm của chỉ số GDP nói trên. GNP sẽ kể cho bạn một sự thật hoàn toàn khác, rằng bao nhiêu phần mà người dân của đất nước đó kiếm được sau 1 năm lao động vất vả sau khi trừ đi phần thu nhập của người nước ngoài lấy đi từ đất nước đó cộng với thu nhập người dân nước đó đem về từ nước ngoài.

Ở các nước phát triển, hai chỉ số GDP và GNP của họ khá tương đồng nhau do bởi giá trị thu nhập của người dân nước nó kiếm được từ nước ngoài đem về gần tương đương với những gì người nước ngoài lấy đi từ mảnh đất của họ, cho nên người ta dần dần chuyển sang sử dụng chỉ số GDP cho dễ thống kê và dễ hiểu cho người dân.

Tuy nhiên ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển thì tình hình lại có đôi chút khác biệt. Nền kinh tế Việt Nam tỉ trọng giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp FDI chiếm phần rất lớn, và lợi nhuận của những công ty này hiển nhiên sẽ rơi vào túi người nước ngoài. Người Việt chỉ đóng vai trò quen thuộc là gia công sản phẩm cho họ và nhận mức lương vào hàng rẻ mạt nhất khu vực (chứ chưa dám so sánh với thế giới). Còn tệ hơn là các công ty FDI sẽ lợi dụng quản lý lỏng lẻo của chính phủ để biến các cơ sở đại diện của họ thành bàn đạp để bán sản phẩm của họ thẳng vào thị trường nội địa, vượt qua cái ngăn hải quan một cách ngoạn mục, trong khi các công ty trong nước và các cơ quan chỉ biết ngồi nhìn mà không thể làm gì được. Bằng cách đó người nước ngoài đã âm thầm bóc đi nốt những giá trị ít ỏi mà người dân Việt kiếm được từ sản phẩm họ làm ra thậm trí là còn mất nhiều hơn cả lượng đó.

Do vậy có thế thấy chỉ có chỉ số GNP mới có thể cho thấy được rõ nét nhất thực trạng này, những không rõ vì lý do gì mà chỉ số này đang bị lãng quên trong các bản báo cáo kinh tế một cách khó hiểu. Dẫn tới cái nhìn sai lệch của người dân và các nhà cầm quyển về tăng trường kinh tế của đất nước. Một đất nước có GDP tăng toàn vào 5 đến 9% một năm nhưng lại phải móc đá ở Thanh Hóa móc dầu ở Vũng Tàu và giờ chúng ta phải móc cả Boxits ở Tây Nguyên, GDP tăng kinh tế tăng chúng ta chẳng có gì thay đổi cả mà của cải vẫn tăng, đó là tăng trưởng chứ không phải phát triển.

Trong bài viêt nhỏ này tôi không hề có tham vọng đi tìm hiểu tại sao mà chỉ số này lại bị lãng quên hay chỉ số kia lên ngôi mà chỉ mong cho các bạn thấy được một cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng nền kinh tế của đất nước chúng ta cũng như có cái nhìn chuẩn xác hơn về những bản báo cáo kinh tế có phần mĩ miều hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng. "Dường như chúng ta chỉ nên biết những cái cần biết mà thôi"

Tạ Trung Kiên

Gold...

Gần đây đàng rộ lên những tranh cãi quyết liệt về việc nhà nước đang có ý định dùng các biện pháp để "móc" khoảng 400 tần vàng đang ngủ yên dưới gầm giường người dân việt nam

Việc huy động lượng vàng đang tồn trữ trong dân để đưa vào phát triển kinh tế nước nhà là việc đúng đắn.

Tuy nhiên làm khi nào? như thế nào? bằng công cụ nào? và lộ trình ra sao? thì còn phải bàn khá nhiều nữa.

Việc huy độ
ng này không thể thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính được vì nó sẽ vi phạm quyền đương nhiên của người dân đó là quyền được bảo toàn giá trị của họ.

Giống như ở các nước phương tây phát triển. Việc giao dịch vàng của người dân gần như bị phong tỏa hoàn toàn, điều đó đặt người dân vào một tình thế rất nguy nan trước các cơn bão tài chính vì tài sản của họ không có một nơi chú ẩn được cho là an toàn như vàng.

Tuy vàng đã có nhiều biến động về giá thời gian gần đây nhưng ta có thể thấy giá vàng về mặt dài hạn rất ổn định và luôn có xu hướng tăng giá với tất cả các loại tài sản khác. Do không thể cất dữ giá trị vào vàng lên người dân các nước phát triển rất dễ bị tổn thương do khủng hoảng, nếu không thì lạm phát hàng năm cũng sẽ sói mòn hết giá trị lao động của họ.

Thông qua công cụ lạm phát tiền tệ các nhà nước sẽ bóc lột đi một phần giá trị lao động của người dân. Nhưng nếu có vàng việc này sẽ khó mà có thể diễn ra.

Có thể thấy trong lịch sử, giới tài chính đã mất gần 100 năm để xóa bỏ quyền tích lúy giá trị thông qua vàng của người dân các nước phương tây.

Như vậy có thể thấy các động thái gần đây của nhà nước việt nam rất giống những gì mà các chính phủ phương tây đã áp dụng trước đây.

Chính vì thế mà các định chế tài chính thế giới như IMF WB không thề có động thái nào về vấn đề này... (võ đoán rằng các tổ chức quốc tế này đã hiến kế này cho chính phủ việt nam)

Và có vẻ nhà nước ta đang rất tích cực thiết chặt dần sợi dây thừng xung quanh túi vàng của người dân, thông qua việc siết chặt việc quản kinh doanh vàng miếng và thị trường vàng tự do.

Vì vậy người dân Việt Nam sẽ phải đối mặt với viễn cảnh rất khó khăn trong tương lai...
Tatrungkien